Bùng nổ theo đà:
- Là thuật ngữ chỉ dành cho tt chung.
- Là phiên bùng nổ của chỉ số VNINDEX.
- Là phiên tạo đà, tạo quán tính để tt đi lên.
- Xác nhận BB vào tiền lại, có sự đồng thuận của tt để kéo các cp đi lên.
Dấu hiệu
Thông tin
- Lãi suất cao có xu hướng giảm.
- Xuất hiện gói kích thích kinh tế - giảm thuế .
- Tin xấu dày đặc thị trường, chuyên gia nhận định tt còn đi xuống nữa.
Cổ phiếu
- Giao dịch ảm đạm.
- Tốc độ rơi giảm dần, biên độ nhỏ, KLGD thấp.
- HĐQT, cổ đông lớn đăng ký mua vào KL cao, người nhà của HĐQT mua vào cũng nhiều
Ngày bùng nổ theo đà
- Phiên thứ 1 tạo đáy (rút chân ở vùng đáy) - Điều kiện cần
- TH1: Đầu phiên giảm mạnh (3%), cuối phiên kéo chân phục hồi lên (2%).
- TH2: Giảm phiên hôm trước (-2%), rồi tăng trở lại vào phiên hôm sau. (vd 18/12/2014)
- Phiên bùng nổ theo đà (bùng nổ KL lớn) - Điều kiện đủ
- Xuất hiện sau phiên thứ nhất tạo đáy. Bùng nổ với KL lớn so với các phiên trước. Biên độ trên 1,5%.
- Thường là phiên thứ 4 → phiên thứ 12, sau phiên tạo thứ nhất tạo đáy thì mới là bùng nổ mạnh. Còn nếu chậm hơn thì sẽ là bùng nổ yếu, xác suất tt tăng mạnh giảm đi.
Nếu trước phiên thứ 4, KL phải cực lớn thì mới đủ an toàn.
- Dòng tiền lan tỏa, thị trường đi lên mạnh. Trong lúc đó mình có thể chọn cp, chọn sóng dòng vào điểm đẹp, rồi kệ cho tt đi lên/ điều chỉnh.
- Rất nhiều cp xanh, tăng 3-4%, rất nhiều cp tăng trần. Xác nhận là 1 chu kì mới bắt đầu.
Phiên thứ nhất tạo đáy
- Là phiên thấp nhất của 1 quá trình (vd như phiên 13/5/2014)
- Khi tt chung rơi thì phải rút ra đứng ngoài, đợi nó rơi từ 2-3 nhịp, để cho nó rơi đủ đã thì khả năng bùng nổ theo đà mới cao được.
Nếu tt mới rơi 2 nhịp mà xh bùng nổ theo đà, thì nên đợi nó test lại hoặc đi lên hẳn mới join lại được.